TỐI ƯU DANH MỤC ĐẦU TƯ BÁN LẺ
Giới thiệu chung
Các nhà bán lẻ đang tìm cách thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ bằng cách giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ mới trong khi chủ động tích cực giảm bớt hoặc loại bỏ các danh mục có lợi nhuận thấp và không phù hợp với chiến lược. Quy trình này phải được thực hiện ở cấp cao nhất trong tổ chức để nắm bắt đầy đủ những tác động của danh mục đầu tư lên nhiều bộ phận chức năng khác nhau và đảm bảo quá trình vận hành vững chắc. Tối ưu danh mục đầu tư đòi hỏi sự nghiên cứu hợp lý, thấu hiểu người mua hàng và đảm bảo tính khách quan. Những tổ chức bán lẻ thành công đang kết cấu lại danh mục đầu tư trong hôm nay và ngày mai, không ngừng nâng cao năng suất bán hàng của cửa hàng và hoạt động thương mại điện tử.
Chúng tôi làm được gì
- Nghiên cứu khách hàng tiềm năng: mô tả nhóm người mua hàng có giá trị nhất ở hiện tại và xác định các danh mục hàng hóa giữ chân khách hàng tốt nhất để tìm kiếm các sản phẩm hoặc dịch vụ mới tương tự có thể được thêm vào nhằm tăng trưởng lợi nhuận. Việc cần làm là xác định “Hồ sơ giá trị” của người mua hàng (giá trị khách hàng mang lại), và nhu cầu tiềm ẩn của họ thể hiện tiềm năng mở rộng các sản phẩm và dịch vụ mới.
- Định hình những cơ hội: đi từ hình thành một Ý tưởng lớn đến phát triển cơ hội bán nhiều sản phẩm hơn đến các phân khúc khách hàng khác nhau, từ Nhu cầu của khách hàng chuyển hóa thành cơ hội. Tổ chức các buổi thảo luận để hình thành các ý tưởng mới cho danh mục đầu tư, cơ hội mới, giải thích, phổ biến chúng đến toàn tổ chức
- Gặt hái những giá trị: để chọn ra các ý tưởng trên cơ sở xác định người mua hàng giá trị nhất, thì cần chỉ rõ và xếp hạng những yếu tố tác động trong việc tạo ra giá trị cho người mua hàng. Các nhiệm vụ khác cần thực hiện như dự báo chi phí, quy mô, lợi ích tổng thể từ việc thêm vào những ý tưởng cho danh mục đầu tư bán lẻ.
- Kiểm tra tính phù hợp: sử dụng những phản hồi của khách hàng theo thời gian thực và kiểm tra ý tưởng chủ đạo để xác định một danh sách cuối cùng là danh mục được đưa vào đánh giá và thử nghiệm (gồm các danh mục, sản phẩm, dịch vụ) để mở rộng giá trị, gia tăng giá trị và đáp ứng các nhu cầu tiềm ẩn của khách hàng.
- Thiết lập kế hoạch huy động nguồn lực: một kế hoạch triển khai bao gồm việc xác định một lộ trình thực hiện với những mục tiêu cần đạt được, xác định các nhà đầu tư và các bên liên quan, cũng như những mối quan hệ hợp tác bên trong, bên ngoài tổ chức và các chủ sở đóng vai trò chủ chốt.